Hiện nay, thị trường xây dựng và bất động sản đang diễn ra hết sức “nhộn nhịp”, nhiều dự án được đưa vào xây dựng và chào bán. Điều đó kéo theo nhu cầu sử dụng các vật liệu xây dựng cũng như các vật dụng nội thất liên quan tăng cao, trong đó có mặt hàng đèn trang trí.
Để nhập khẩu lô hàng đèn trang trí, NEAT Logistics sẽ cung cấp đến bạn đọc một số lưu ý quan trong dưới đây:
- Các văn bản có liên quan đến việc nhập khẩu đèn trang trí:
- Quyết định 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ danh mục dán nhãn năng lượng
- Quyết định số 51/2011/QĐ-Ttg ngày 12/09/2011 thực hiện dán nhãn năng lượng
- Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/4/2012 về dán nhãn năng lượng
- Thông tư 157/2011/TT-BTC. Thuế xuất nhập khẩu
- Quyết định số 04/2017/QĐ-TTg quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện
- Các loại đèn sử dụng hiện nay:
- Bóng đèn LED
- Bóng đèn Huỳnh Quang
- Bóng đèn Halogen
- Bóng đèn Dây Tóc
Trong 4 loại đèn được nêu trên thì:
- Bóng đèn Huỳnh Quang (bao gồm Đèn huỳnh quang ống thẳng, đèn huỳnh quang compact, chấn lưu điện từ và điện tử cho đèn huỳnh quang): Thuộc loại bắt buộc phải dán nhãn năng lượng và áp dụng theo đúng quy định về mức năng lượng tối thiểu do nhà nước quy định theo thông tư 07/2012/TT-BCT ban hành ngày 04/4/2012.
- Bóng đèn dây tóc: Thuộc danh mục cấm nhập khẩu
- Riêng đối với Đèn halogen hay đèn led: Hiện tại không phải dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu. Việc dán nhãn năng lượng bắt buộc từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 theo Quyết Định số 04/2017/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ban hành từ ngày 09 tháng 3 năm 2017.
- Mã HS của các loại bóng đèn điện:
- Đèn huỳnh quang thuộc nhóm 70.11.
- Đèn LED: thuộc Nhóm 94.05
- Đèn phóng halogen kim loại thuộc nhóm 85.39
- Các quy định cụ thể liên quan đến dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu (áp dụng riêng đối với đèn huỳnh quang):
- TCVN 7896:2008: Đèn huỳnh quang compact
- TCVN 8249:2009: Đèn huỳnh quang dạng ống
- TCVN 7897:2008: Balát điện tử dùng cho đèn huỳnh quang
- Thủ tục dán nhãn năng lượng (áp dụng riêng đối với đèn huỳnh quang):
- Quy trình thực hiện:
-
- Hồ Sơ cần thiết bao gồm: 01 bộ hồ sơ gốc và sao 05 bộ như nhau gửi về Tổng cục Năng lượng Địa chỉ: 54 Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Các loại hồ sơ bắt buộc:
- Hồ sơ giới thiệu về Doanh nghiệp
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Bản sao của hợp đồng và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu..
- Hồ sơ kỹ thuật về bóng đèn
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm
- Danh mục các loại bóng đèn
- Các chứng chỉ khác như ISO 9001,( nếu có)
- Nhãn hàng hóa hoặc bao bì sản phẩm
Bắt buộc phải có các thông tin sau:
- Tên nhà sản xuất:
- Mã sản phẩm:.
- Công suất: (W )
- Hiệu suất năng lượng: (Lm/W)
- Tuổi thọ: (h)
- Mã chứng nhận:
Căn cứ trên hồ sơ gửi về, Tổng cục Năng lượng xem xét hồ sơ có công văn trả lời doanh nghiệp trong thời hạn 20 ngày làm việc. Cấp giấy chứng nhận sau 5 ngày làm việc nếu kết quả đạt yêu câu.
Quý khách hàng có nhu cầu cần tư vấn rõ hơn vui lòng liên hệ theo thông tin dưới đây :
HOTLINE: 0936 957 755
EMAIL : info@neat.com.vn
Xin chân thành cảm ơn !